Dấu hiệu cận thị ở trẻ em: Cận thị là một vấn đề thị lực được hiểu đơn giản là không thể nhìn rõ bất kỳ thứ gì ở xa. Điều đáng quan tâm là trong những năm qua, số trẻ em bị cận đang ngày càng gia tăng. Thậm chí, có trẻ được chẩn đoán cận thị khi chỉ mới 3 tuổi. Cận thị quá sớm và tiếp tục tăng độ cận theo thời gian có thể gây ra các vấn đề thị lực nghiêm trọng về sau. Do vậy, để ngăn ngừa hậu quả thì việc nhận biết sớm các dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em và giúp con điều trị, kiểm soát ngay từ ban đầu là điều rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần quan sát và để ý đến các phản ứng của trẻ nhiều hơn khi con nhìn các vật, hình ảnh ở xa.
Nguy cơ cận thị có thể do di truyền nhưng cũng có thể do thói quen và lối sống. Ngày nay, tình trạng cận thị đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa, cứ ba người thì có một người bị cận. Đối với trẻ em, cận thị thường được phát hiện khi trẻ ở giai đoạn từ 8 đến 12 tuổi. Nếu không có sự kiểm soát, cận thị có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian khi trẻ trưởng thành.
Việc tiếp xúc nhiều và tiếp xúc gần với các thiết bị như điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng có thể khiến chứng cận thị phát triển.
Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em giúp bạn nhận biết
Trẻ bị cận thị sẽ không thể nhìn rõ mọi thứ ở xa. Đây là một dấu hiệu rất đặc trưng và cơ bản của chứng cận thị.
Trẻ thường tìm cách để nhìn mọi thứ ở khoảng cách gần: Dù trẻ không biết mình bị cận nhưng vẫn có thể nhận ra việc bản thân không thể nhìn rõ mọi thứ ở xa. Điều này sẽ khiến trẻ luôn tìm cách để nhìn mọi thứ ở khoảng cách gần. Vì vậy, nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện sau đây thì đó chính là một trong những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em:
- Luôn ngồi rất gần màn hình tivi
- Giữ sách, thiết bị điện tử, đồ vật rất gần mặt
- Cúi đầu rất thấp khi viết bài
- Muốn ngồi ở vị trí gần bảng trong lớp học
- Không quan tâm, thích thú với những hoạt động, môn thể thao đòi hỏi tầm nhìn xa.
Trẻ phàn nàn về tình trạng đau đầu: Một trong những triệu chứng phổ biến của các vấn đề thị lực là thường xuyên đau đầu. Nếu trẻ phàn nàn với bạn về những cơn đau đầu liên tục, hãy theo dõi tần suất trẻ gặp triệu chứng này. Mặc dù đau đầu có thể là triệu chứng “đại diện” cho nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng nếu trẻ đau đầu nhiều hơn một tuần và có biểu hiện tầm nhìn kém thì bạn nên cho con đi kiểm tra thị lực.
Thường xuyên nheo mắt: Khi gặp khó khăn trong việc tập trung để nhìn rõ hình ảnh gì đó, phản ứng tự nhiên của chúng ta thường là nheo mắt. Khi nheo mắt, hoạt động này sẽ tạo ra một sự thay đổi nhỏ về độ căng trên cơ mắt và giúp người bị cận nhẹ nhìn rõ hơn một chút. Điều này cũng không ngoại lệ với trẻ em bị cận thị.
Trẻ che mắt hay nheo một bên mắt khi xem sách, nhìn vật ở xa: Có một sự thật là khi có sự khác biệt về tầm nhìn giữa hai mắt, việc nhắm một mắt có thể khắc phục điều này và giúp nhìn rõ hơn. Do đó, nếu bạn nhận thấy trẻ có xu hướng nheo mắt hay nhắm một bên mắt hoặc dùng tay che một mắt khi xem tranh ảnh, phải nhìn một vật ở xa thì có thể bé đang gặp khó khăn với tầm nhìn của mình. Đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em.
Thường xuyên dụi mắt: Đối với trẻ còn quá nhỏ để nhận ra triệu chứng đau đầu hoặc một số triệu chứng khác thì hành động dụi mắt nhiều có thể có dấu hiệu cho biết trẻ đang cảm thấy khó chịu. Việc dụi mắt cũng có thể là do trẻ bị mỏi mắt khi xem điện thoại, máy tính bảng… quá lâu. Bạn nên hạn chế số giờ xem của con để giúp mắt của trẻ thư giãn. Nếu trẻ vẫn thường xuyên dụi mắt thì cách tốt nhất là bạn nên đưa con đi kiểm tra thị lực.
Trẻ hay bị chảy nước mắt: Có nhiều nguyên nhân gây chảy nước mắt đột ngột, chẳng hạn như ngáp, mỏi mắt, dị ứng hoặc kích ứng. Tuy nhiên, nếu trẻ hay bị chảy nước mắt kèm theo một số triệu chứng kể trên thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị cận thị.
Cận thị có thể được khắc phục bằng việc đeo kính mắt hoặc kính áp tròng. Thế nhưng, việc không kiểm soát và chăm sóc mắt đúng cách có thể khiến trẻ ngày càng tăng độ cận và thị lực ngày càng kém đi. Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt của trẻ, bạn nên tham khảo và áp dụng những lời khuyên cần thiết sau đây:
- Cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt hàng ngày để dưỡng mắt. Bạn hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ để chọn được loại thuốc nhỏ mắt phù hợp với con.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, bộ môn thể thao ngoài trời để không trẻ không có thời gian tiếp xúc điện thoại, máy tính… quá nhiều.
- Mặc dù khó áp dụng nhưng các bậc phụ huynh nên tuân theo khuyến cáo của các chuyên gia về số giờ cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ. Cụ thể, trẻ từ 2 đến 5 tuổi chỉ nên xem điện thoại, máy tính bảng… trong giới hạn là 1 giờ mỗi ngày. Đối với trẻ đi học từ 5, 6 tuổi đến 18 tuổi chỉ nên dùng các thiết bị này khoảng 2 giờ mỗi ngày.
Khi trẻ có những dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra và bảo vệ đôi mắt của trẻ. Cận thị có thể khắc phục bằng việc đeo kính. Hãy đến với Cửa hàng mắt kính Hải Hà 168 Trương Định, Phường 9, Quận 3, TP HCM để chọn cho bé mắt kính phù hợp với thị lực của bé. Quí khách có thể liên hệ trước với Cửa hàng mắt kính Hải Hà:
- https://matkinhhaiha.com
- Fanpage: Mắt kính Hải Hà
- ĐT: 0909969010