Dấu hiệu đục thuỷ tinh thể

Dấu hiệu đục thuỷ tinh thể và cách phòng ngừa

Dấu hiệu đục thuỷ tinh thể là tình trạng các protein cấu tạo nên thủy tinh thể bị kết tủa hoặc co cụm lại vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này gây cản trở tầm nhìn, khiến bệnh nhân rất khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Hầu hết các dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể phát triển chậm và có thể chưa gây ra những dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không nhận biết và điều trị kịp thời, cuối cùng sẽ gây cản trở tầm nhìn và dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Dấu hiệu đục thủy tinh thể bạn không nên bỏ qua

1. Nhìn mờ

Khi lớp thủy tinh thể tiếp tục biến đổi, nó sẽ trở nên dày đặc hơn. Đục thủy tinh thể gây tán xạ và chặn một phần ánh sáng đi vào mắt. Kết quả dẫn đến tầm nhìn trở nên mờ hơn, người bệnh lúc nào cũng có cảm giác như có màn sương che trước mắt, làm suy giảm thị lực đáng kể. Dấu hiệu đục thủy tinh thể thường phát triển ở một hoặc cả hai mắt và sẽ không lây lan sang mắt còn lại. Vì vậy, một mắt có thể nhìn mờ hơn mắt còn lại, gây ra sự khác biệt về tầm nhìn giữa 2 mắt. Sự thay đổi thị lực tăng dần theo thời gian nếu không được điều trị, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào vị trí và kích thước của phần thủy tinh thể bị đục.

2. Khó nhìn khi bị thiếu sáng vào ban đêm

Khi bệnh đục thủy tinh thể trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ khó nhìn vào ban đêm hoặc trong những môi trường thiếu sáng. Biểu hiện đục thủy tinh thể dễ nhận biết nhất là việc lái xe, đọc chữ khi trời tối sẽ trở nên khó khăn hơn.

3. Bị chói mắt và nhạy cảm với ánh sáng

Nhạy cảm với ánh sáng là một dấu hiệu đục thủy tinh thể phổ biến. Sự che phủ của đục thủy tinh thể dẫn đến nhiễu xạ ánh sáng đi vào mắt. Điều này có thể gây chói mắt, người bệnh sẽ thấy bất cứ nguồn sáng nào cũng chói chang. Ngoài ra, còn xuất hiện vầng hào quang giống như cầu vồng xung quanh các nguồn sáng. Đây là một lý do tại sao người bị đục thủy tinh thể không nên lái xe vào ban đêm, đặc biệt là khi có đèn đường và đèn pha, bởi có thể gây tai nạn do mắt bị chói.

4. Khó phân biệt màu sắc

Khi đục thủy tinh thể tiến triển, thủy tinh thể thậm chí có thể chuyển sang màu vàng nâu. Thấu kính trong mắt lúc này bị ố vàng hoặc đổi màu, làm các màu sắc trong mắt của người bệnh bị biến đổi. Điều này có thể tương tự như khi bạn đeo chiếc kính râm có tác dụng ngăn chặn ánh sáng xanh và tia cực tím trong ánh nắng mặt trời vào ban ngày.

5. Dấu hiệu đục thủy tinh thể:

Thay đổi kính thường xuyên. Nếu bạn thường xuyên cần đổi sang loại kính đeo mắt hoặc kính áp tròng có độ mạnh hơn, bạn có thể bị đục thủy tinh thể. Việc liên tục đổi kính sẽ không phải là giải pháp giải quyết triệt để vấn đề đục thủy tinh thể ở mắt. Hãy đi khám bác sĩ nếu nhận thấy thị lực của bạn thay đổi nhanh chóng. Bạn sẽ được chẩn đoán chính xác là bị đục thủy tinh thể hay mắc một vấn đề về mắt khác và có phương pháp điều trị phù hợp.

6. Nhìn đôi

Sự nhiễu xạ của ánh sáng từ lớp thủy tinh thể bị đục có thể khiến bạn nhìn thấy 2 hoặc nhiều hình ảnh của một đối tượng duy nhất. Tình trạng này được gọi là song thị hay nhìn đôi. Đôi khi, song thị chỉ xuất hiện một bên mắt, bên còn lại vẫn nhìn được bình thường. Điều này có thể do chỉ một bên mắt bị đục thể thủy tinh hoặc có vấn đề về giác mạc. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, hiệu ứng này có thể biến mất. Trong một số trường hợp, nhìn đôi ở cả 2 mắt là dấu hiệu sức khỏe mắt nghiêm trọng và bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Dấu hiệu đục thuỷ tinh thể. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Những dấu hiệu đục thủy tinh thể vừa kể trên cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về mắt khác. Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám mắt và chẩn đoán chính xác nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào. Ngoài ra, nếu bạn bị thay đổi thị lực đột ngột, chẳng hạn như nhìn đôi hoặc chớp sáng, đau mắt đột ngột hoặc đau đầu đột ngột, cần thăm khám ngay lập tức.

Dấu hiệu đục thuỷ tinh thể
Phẩu thuật là cách duy nhất điều trị đục thuỷ tinh thể

Liệu có thể phòng ngừa dấu hiệu đục thủy tinh thể?

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh có cách ngăn ngừa dấu hiệu đục thủy tinh thể, vì trong phần lớn trường hợp, đây là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, đục thủy tinh thể đang ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, bạn nên thực hiện sớm một số bước sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh này từ sớm, bảo vệ sức khỏe đôi mắt

  • Kiểm tra mắt thường xuyên. Khám mắt có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đục thủy tinh thể và nhận biết các vấn đề về mắt khác ở giai đoạn sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Bỏ hút thuốc. Hút thuốc sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đôi mắt nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp cai thuốc lá lành mạnh.
  • Đeo kính râm hoặc kính đổi màu. Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể góp phần khiến bệnh đục thủy tinh thể tiến triển nhanh hơn. Đeo kính râm hoặc kính đổi màu ngăn tia cực tím khi bạn phải ở ngoài trời.
  • Giảm sử dụng rượu bia. Sử dụng rượu bia quá nhiều dễ khiến mắt bị tổn thương hơn.
  • Quản lý các vấn đề sức khỏe khác. Thực hiện theo kế hoạch điều trị nếu bạn bị tiểu đường hoặc cận thị. Hai tình trạng này góp phần làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau quả giàu vitamin và khoáng chất có thể làm giảm tỷ lệ phát triển bệnh đục thủy tinh thể. Đó là vì trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì sức khỏe cho đôi mắt.
  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Đảm bảo kính đeo mắt hoặc kính áp tròng của bạn luôn phù hợp với thị lực hiện tại, tránh để mắt phải hoạt động gắng sức.
  • Hạn chế lái xe vào ban đêm. Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh này, hãy hết sức cẩn thận vào ban đêm và không lái xe khi thị lực đang bị ảnh hưởng.

 

Các bạn hãy đến Cửa hàng Mắt kính Hải Hà chọn cho mình sản phẩm kính mắt, kính râm, kính đổi màu chính hãng để bảo vệ cho đôi mắt của mình khỏi tia UV, chống ánh sáng xanh nhằm ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của bệnh đục thuỷ tinh thể.

 

5/5 - (1 bình chọn)
.
.
.
.
Menu